Entity là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong các chiến dịch SEO. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm hoặc chưa tìm hiểu sâu về về lĩnh vực SEO. Vậy Entity là gì? Tại sao nó lại có tầm quan trọng như thế? Hãy cùng SunDigi tìm hiểu về Entity trong bài viết dưới đây.
Entity là gì?
Entity là một khái niệm quan trọng trong SEO và có ảnh hưởng lớn đến việc tối ưu hóa trang web. Nó được định nghĩa bởi 4 yếu tố cơ bản: Đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được.
Trong SEO Onpage, việc sử dụng Entity giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn trong mô tả dữ liệu, từ đó giúp người dùng dễ hiểu hơn và cho phép công cụ tìm kiếm nhận diện website của bạn một cách dễ dàng. Điều này không chỉ tăng khả năng hiển thị trang web trên Google mà còn giúp bạn xây dựng thương hiệu uy tín nhanh chóng.
Để minh họa ý nghĩa của khái niệm “Entity”, hãy cùng xem xét hai ví dụ cụ thể như sau:
- Khi bạn tìm kiếm từ khóa “Việt Nam” trên Google, công cụ tìm kiếm sẽ ngay lập tức nhận diện “Việt Nam là quốc gia thuộc Châu Á”. Trong trường hợp này, “Việt Nam” được xem là một thực thể duy nhất và có thể xác định được.
- Khi bạn tìm kiếm từ khóa “Elizabeth II” trên Google, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị “Elizabeth II – Cựu Nữ hoàng Vương Quốc Anh”. Điều này cho thấy Elizabeth II được xem như một cá nhân, một thực thể có sự phân biệt và độc nhất.
Xem thêm: Phòng Marketing Thuê Ngoài – SunDigi, Cam Kết Doanh Số
Trong cả hai ví dụ trên, Entity giúp công cụ tìm kiếm nhận diện và xác định thông tin một cách chính xác. Điều này không chỉ giúp cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn mà còn tạo nền tảng cho việc xây dựng các tính năng đặc biệt trong kết quả tìm kiếm, như thông tin liên quan, hình ảnh, đánh giá,…
Tại sao Entity lại quan trọng trong SEO?
Entity đóng vai trò là một nơi chứa các thực thể quan trọng đối với việc tối ưu hóa trang web. Cũng như cung cấp giải pháp giúp bộ máy thuật toán của Google dễ dàng đọc, hiểu và giải thích các mối quan hệ tồn tại trong các thực thể này. Entity mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho SEO, bao gồm:
- Thúc đẩy tăng thứ hạng từ khóa của trang web, đặc biệt là đối với các trang đã được xác định Entity.
- Giúp rút ngắn thời gian triển khai SEO và đạt hiệu quả trong khoảng từ 15 – 45 ngày.
- Xây dựng độ tin cậy (Trust) cao cho tên miền của trang web đối với Google.
- Mang lại tính bền vững, lâu dài và khả năng tăng trưởng cho trang web.
- Giúp trang web phục hồi nhanh chóng trong trường hợp bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu.
Tóm lại, Entity trong SEO đóng vai trò như một “đầu mối” giúp trang web của bạn và các kế hoạch SEO của bạn có một vị trí, uy tín và có thể được hưởng nhiều đặc quyền hơn từ Google. Đó là lý do tại sao các nhà SEO luôn cố gắng tạo ra một Entity cho kênh trực tuyến của họ, cụ thể là website.
Bài viết liên quan: Chia Sẻ Kiến Thức Marketing Căn Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
Cơ chế xếp hạng tìm kiếm của Google dựa trên Entity
Theo công bố vào năm 2015, Google xếp hạng Entity dựa trên 4 yếu tố quan trọng, bao gồm:
- Sự liên quan: Google đánh giá mức độ liên quan của Entity dựa vào mạng lưới trên các trang web. Ví dụ, khi tìm kiếm “Trung Quân”, Google sẽ gợi ý kết quả “Trung Quân và Bùi Anh Tuấn” vì hai Entity này liên quan đến nhau.
- Sự đóng góp: Google đánh giá mức độ đóng góp của Entity dựa trên các yếu tố từ bên ngoài, tuy nhiên lại có tác động trực tiếp đến Entity đó. Ví dụ, đánh giá về năng lực của SunDigi Web sẽ dựa trên đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chứ không chỉ dựa trên số lượng giao diện hoặc đánh giá trên các trang mạng.
- Giải thưởng: Google đánh giá Entity dựa trên các giải thưởng mà Entity đã đạt được. Những giải thưởng này chứng tỏ sự thành công và uy tín của Entity đó.
- Mức độ nổi tiếng: Google đánh giá mức độ nổi tiếng của Entity dựa trên các yếu tố như bài đánh giá, liên kết ngoài, tỷ lệ truy cập và tỷ lệ tìm kiếm. Nếu những thông tin này có giá trị và Entity của bạn nổi tiếng, điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và giúp bạn vượt qua đối thủ.
Các bước cơ bản xây dựng Entity
Để xây dựng Entity cho website, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Sử dụng các trang mạng xã hội liên kết
Các mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Hơn nữa, chúng cũng ảnh hưởng đáng kể đến đánh giá của Google về sản phẩm bạn muốn SEO. Đặc biệt, việc liên kết các trang mạng xã hội với nhau sẽ giúp tăng điểm và độ tin cậy của trang web.
Sử dụng các hệ thống của Google Interlink
Nhiều người quan tâm đến khái niệm “Entity” nhưng thường bỏ qua việc xây dựng chúng ra sao. Trong quá trình này, việc kết nối các nguồn tài nguyên của Google với các trang web 2.0 trở thành bước vô cùng quan trọng. Điều này giúp tạo ra một mô hình liên kết thống nhất, tăng đáng kể tính xác thực của Entity. Hơn nữa, việc này cũng giúp bot của Google có thể nhận biết tên thương hiệu của bạn trên Internet một cách dễ dàng.
Sử dụng các dịch vụ Google Maps
Dịch vụ Google Maps cũng mang lại nhiều lợi ích, chúng hỗ trợ tối ưu hóa việc tìm kiếm website trên Google và cải thiện thứ hạng một cách đáng kể.
Tận dụng các kĩ thuật Content Writing
Ngoài các phương pháp đã đề cập, việc tạo ra nội dung sáng tạo, chất lượng và đáng tin cậy cũng rất quan trọng. Điều này có thể xem là yếu tố hàng đầu mà khách hàng mong muốn từ trang web của bạn. Đồng thời, bài viết cũng cần tuân thủ các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn để đạt hiệu quả tối ưu.
Sử dụng mạng xã hội review Entity
Hãy khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội để review về sản phẩm. Đồng thời, có thể sử các dụng dịch vụ đã được tối ưu hóa SEO. Việc này giúp cho độ tin cậy của thương hiệu sẽ được tăng cao trên hệ thống Google cũng như thu hút người dùng.
Sử dụng những chỉ dẫn từ bên ngoài
Việc sử dụng các công cụ đánh giá từ các nguồn bên ngoài cũng đóng góp quan trọng trong việc xác định và tăng cường sự uy tín, mức độ tin cậy của thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm: Sức Mạnh Của Branding Marketing Và 5 Hoạt Động Điển Hình
Một số gợi ý giúp tối ưu Entity
Để tối ưu Entity một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những gợi ý sau đây:
- Xây dựng nội dung theo level: Tạo hệ thống nội dung trên trang web của bạn, sử dụng phương pháp bài Pilar và bài Cluster để tổ chức nội dung. Hãy đảm bảo rằng nội dung không bị trùng lặp, mang tính sáng tạo và cung cấp giá trị cho người đọc.
- Xây dựng các liên kết ngoại: Ngoài việc xây dựng các liên kết nội bộ (internal link), việc có các backlink từ các nguồn bên ngoài sẽ giúp cải thiện thương hiệu của trang web.
- Sử dụng Schema: Áp dụng các đánh dấu Schema để cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm một cách nhanh chóng và tối ưu.
- Thường xuyên cập nhật Google My Business: Google My Business là một yếu tố quan trọng và được Google đánh giá cao. Hãy đảm bảo cập nhật thông tin doanh nghiệp của bạn thường xuyên trên nền tảng này.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc cũng như hiểu thêm về Entity. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về dịch vụ của SunDigi, đừng ngần ngại gọi ngay hotline 0909172322 để được tư vấn trực tiếp.