Mô hình 7P marketing được xây dựng từ nền tảng mô hình 4P với sự hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn 7P Marketing là gì? Làm thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy theo dõi ngay bài viết này.
7P marketing là gì?
7P marketing là mô hình chiến lược gồm nhiều yếu tố khác nhau trong marketing. Đây là một công cụ hữu ích giúp sản phẩm của bạn tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng. Nó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Và ngày nay được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là Agency.
7 yếu tố tạo nên 7P trong marketing dịch vụ phổ biến hiện nay
Mô hình 7P trong marketing được tạo nên từ những yếu tố nào?
7P marketing là tập hợp của 7 yếu tố khác nhau để mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Tìm hiểu ngay các yêu tố và vai trò của từng yếu tố đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Product: sản phẩm, dịch vụ
Đây là yếu tố được đề cập đầu tiên bởi vì nó quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng. Không một khách hàng nào sẽ mua một sản phẩm mà mình không cần. Hoặc không đáp ứng tính năng mà khách hàng cần.
Vì thế, các doanh nghiệp cần tìm hiểu khách hàng cần gì ở sản phẩm. Sau đó dần hoàn thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đáp ứng tốt những yêu cầu này thì mới tăng doanh thu lâu bền.
Price: Giá của sản phẩm và dịch vụ
Giá của sản phẩm, dịch vụ là điều vô cùng quan trọng. Khi áp dụng các chiến dịch marketing thì giá có thể cạnh tranh với các đối thủ. Khách hàng sẽ cân nhắc và chú ý đến bạn nhiều hơn.
Tuy đây là yếu tố tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng bạn cũng không cần để mức giá rẻ để thu hút khách hàng, vì nếu quá rẻ cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn kém chất lượng.
Nếu doanh nghiệp của bạn mới tham gia vào thị trường và chưa tạo được tên tuổi thì khách hàng sẽ không sẵn sàng trả giá cao, mặc dù trong tương lai khi sản phẩm đã ổn định, có tiếng vang trên thị trường họ sẽ sẵn sàng mua với số tiền lớn. Ở giai đoạn khởi nghiệp, chưa tạo dựng niềm tin, uy tín thì điều này hơi khó.
Bạn có thể dựa vào chi phí sản xuất, phân khúc giá thị trường để đặt mức giá hợp lý nhất. Khi sản phẩm, dịch vụ có giá hợp lý thì mới tạo ra lợi nhuận tốt và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ.
Place: địa điểm phân phối sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm của bạn được trưng bày ở đâu để khách hàng thấy? Nơi trưng bày ảnh hưởng rất lớn đến việc giới thiệu và trao đổi mua bán. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Địa điểm phân phối sản phẩm phải tiện lợi trong quá trình di chuyển
Promotion: Quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
Để sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp được nhiều khách hàng biết đến. Bạn cần phải thực hiện việc quảng bá rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu,… Mọi thông điệp phải nhất quán, xuyên suốt để tạo dấu ấn với khách hàng, tăng độ nhận diện cho sản phẩm của bạn.
Có nhiều chiến lược phân phối sản phẩm bao gồm:
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Nhượng quyền
Một vài câu hỏi bạn nên suy nghĩ trả lời trong việc phát triển kênh phân phối của mình:
- Khách hàng sẽ tìm sản phẩm, dịch vụ bạn ở đâu?
- Những nơi mà khách hàng tiềm năng thường hay đến mua hàng? Họ mua sắm trên online, trong siêu thị, cửa hàng thông thường.
- Chiến lược phân phối marketing của bạn có khác đối thủ không?
- Bạn có xây dựng kênh bán hàng online không?
People: Con người
Sự hài lòng của khách hàng được quyết định từ thái độ phục vụ của mọi người trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài phải đảm bảo chăm sóc khách hàng tốt. Đây cũng là dịch vụ cộng thêm ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp đó. Do vậy, các nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Để giữ chân khách hàng trung thành bạn phải dịch vụ chăm sóc khách thật tốt
Process: Quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm
Doanh nghiệp nên xây dựng quy trình làm việc nhanh gọn. Thời gian giao hàng nhanh chóng và đúng thỏa thuận. Điều này sẽ được khách hàng đánh giá cao về chất lượng phục vụ của bạn. Sự trải nghiệm về dịch vụ, chờ đợi sản phẩm và sự chăm sóc khách hàng. Tất cả đều ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp bạn.
Physical evidence: Quy trình cung ứng dịch vụ, sản phẩm
Physical evidence trong mô hình 7P marketing là gì? Có thể hiểu là hoạt động tương tác của khách hàng. Về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà họ đã trải nghiệm. Doanh nghiệp của bạn hãy luôn đảm bảo quy trình đồng bộ và sự quản lý chặt chẽ.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Dịch Vụ Digital Marketing – Vũ Khí Sắc Bén Trong Cuộc Chiến Giành Thị Phần
5+ Bước Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả
Dịch Vụ Marketing Thuê Ngoài Chuyên Nghiệp Tại TPHCM
7P markerting có mang lại hiệu quả trong kinh doanh không?
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về 7P marketing. Mong rằng những nó sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và mang lại lợi nhuận đến cho doanh nghiệp.