KOC Là Gì? Cách Để Tận Dụng KOC, Làm Sao Trở Thành Một KOC?

Tác giả: sundigi15 Tháng Mười, 2023

KOC có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại số hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu đầy đủ KOC là gì, cũng như cách sử dụng KOC, cách để trở thành một KOC qua bài viết sau đây cùng SunDigi nhé!

Khái niệm KOC là gì?

KOC là gì?

KOC là gì?

KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer. Họ là những người tiêu dùng thông thường, bản thân họ không nhất thiết phải là chuyên gia hoặc người có kiến thức sâu về lĩnh vực cụ thể nào. KOC sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và nêu lên ý kiến, đánh giá hoặc kinh nghiệm cá nhân về sản phẩm đó.

KOC thường chia sẻ ý kiến và trải nghiệm của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội, blog cá nhân hoặc các diễn đàn trực tuyến. Sự ảnh hưởng của KOC thường xuất phát từ những chia sẻ của họ với người thân, bạn bè và mạng lưới cá nhân sau đó có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền và nhận được sự tin tưởng trong cộng đồng.

>> Bài viết liên quan: KOL Là Gì? Lợi Ích Đối Với Doanh Nghiệp, Làm Thế Nào Trở Thành KOL?

Đâu là điểm khác nhau giữa KOC và KOL?

Sau đây là những khác biệt giữa hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn này.

Cách tiếp cận sản phẩm

KOL (Key Opinion Leader):

  • Các nhãn hàng sẽ chủ động tiếp cận với các KOL. Sau khi đạt được thỏa thuận với nhau hai bên sẽ hợp tác. Thường thì nhãn hàng thường gửi tặng họ sản phẩm để họ trải nghiệm.
  • Sau đó các KOL sẽ giới thiệu nó với người tiêu dùng. KOL thường tập trung vào việc thông báo, giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ trên quy mô lớn.

KOC:

  • Trái ngược với KOL, KOC là những khách hàng sử dụng sản phẩm. Họ nêu lên quan điểm, đánh giá của bản thân về sản phẩm đó. Sau đó nhãn hàng có thể chi trả cho họ mức hoa hồng dựa trên sản phẩm bán ra.
  • KOC thường tập trung vào việc tiêu thụ sản phẩm hơn là KOL.

Sức ảnh hưởng

KOLs được phân loại dựa vào số lượng người theo dõi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Chẳng hạn như cao nhất là Celebrities (người nổi tiếng). Họ là nghệ sĩ, hot tiktoker,… có số lượng follow đông đảo đến hàng triệu. Kế đó là Influencer và Mass Seeder. Lượt theo dõi của KOL thường từ 10k đến vài triệu.

KOL càng có sức ảnh hưởng lớn thì giá booking sẽ càng cao. Tùy vào độ phù hợp với chiến dịch mà doanh nghiệp có thể lựa chọn KOL phù hợp sao cho tối ưu chi phí nhất.

Trong khi đó thì số lượng follow của KOC sẽ thấp hơn KOL rất nhiều. Lượt follow có thể dao động từ 1000 đến 10000. Thế nhưng lợi thế của KOC là họ được người tiêu dùng tin tưởng hơn là KOL. Những sản phẩm hay dịch vụ được họ đánh giá tốt có thể đem lại doanh số cực khủng cho doanh nghiệp.

KOC là gì?

Điểm khác nhau giữa KOC và KOL

Kiến thức chuyên ngành

KOL:

  • KOL phải là người có sự am hiểu sâu trong lĩnh vực của họ. Chẳng hạn nếu là trong ẩm thực thì họ là đầu bếp có tiếng, trong thời trang thì họ là người mẫu. Còn nếu là mảng beauty thì họ có thể là những bác sĩ da liễu hay makeup artist,…
  • Có thể nói người tiêu dùng ngày nay ngày càng cẩn trọng hơn. Họ dễ nhận ra ý đồ cố tình quảng cáo sản phẩm của các KOL. Thế nên sức ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng của KOL không lớn bằng KOC. 

KOC

  • KOC không cần có nhiều kiến thức chuyên môn về sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ. Họ sẽ trải nghiệm sản phẩm và đưa ra những nhận xét chân thật nhất.
  • KOC khiến người dùng tin tưởng hơn vì ý kiến của họ không máy móc vì phải đi theo kịch bản của nhãn hàng.

Sự chủ động

KOL:

  • Những người có sức ảnh hưởng như KOL sẽ được các nhãn hàng chủ động tìm đến để thỏa thuận giới thiệu dịch vụ và sản phẩm của họ.
  • KOL có thể được chi trả tiền mặt, sản phẩm họ nhận được hoặc hoa hồng bán được trên sản phẩm.

KOC:

  • Họ không nhận được booking quảng cáo từ nhãn hàng. Chính vì vậy mà họ có thể chủ động trong việc quyết định sản phẩm mà họ muốn trải nghiệm.
  • Thường thì họ sẽ tự chi trả chi phí mua hàng. Sau đó họ có thể có thu nhập bằng cách gắn link affiliate sản phẩm và nhận hoa hồng từ đó.

Những lý do nhãn hàng nên tận dụng sức ảnh hưởng của KOC trong Marketing

Sức ảnh hưởng:

  • Lợi thế của KOC là những thông tin, ý kiến mà họ đưa ra được người tiêu dùng tin tưởng hơn KOL rất nhiều. Bởi các quan điểm của họ chân thật, thực tế hơn.
  • Khách hàng cảm thấy hữu ích và dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn. Người tiêu dùng có ấn tượng tốt với những sản phẩm mà KOC đánh giá cao.
  • Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để lắng nghe ý kiến từ người dùng, cải tiến chất lượng phù hợp với thị hiếu thị trường hơn nữa.

Tiết kiệm được nhiều chi phí:

  • Các doanh nghiệp phải chi trả mức giá rất khủng khi hợp tác với KOL. Trong khi với KOC thì con số này sẽ được giảm đi đáng kể.
  • Họ có thể chi trả cho KOC bằng tiền hoa hồng họ bán dựa trên số lượng đơn hàng hay số lượt tương tác.

Nâng cao doanh số:

  • Phía nhãn hàng có thể tìm đến những KOC phù hợp với sản phẩm của mình để họ đưa ra nhận xét khách quan nhất.
  • Những trải nghiệm thực tế đó sẽ tạo được sự tin cậy cho người xem và việc thúc đẩy doanh số cũng sẽ dễ dàng hơn.

Các tận dụng KOL, KOC cho những chiến dịch Marketing cụ thể

koc là gì?

Với KOL: Khi quyết định hợp tác với KOL, bạn nên đánh giá, lựa chọn nền tảng phù hợp. Chẳng hạn theo đánh giá, KOL sẽ không phù hợp với kênh Tiktok, thay vào đó sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng những bài đăng trên Facebook hay Instagram. Một số chiến dịch marketing hợp tác với KOL như:

Trước hết, bạn cần lưu ý đến nền tảng mạng xã hội mà KOL đó có sức ảnh hưởng lớn và đem lại hiệu quả cao nhất là nền tảng nào. Ví dụ, có những nội dung sẽ hiệu quả trên IG hơn là các nền tảng khác.

Cần giới thiệu dịch vụ, sản phẩm mới ra mắt: Với chiến dịch dạng này thì hợp tác với KOL sẽ hiệu quả hơn. Bởi mục tiêu đầu tiên mà doanh nghiệp cần đạt được là “thông báo” tin tức về sản phẩm mới đến càng nhiều người càng tốt.

Để chiến dịch hiệu quả tốt hơn, hãy lựa chọn những KOL liên quan đến sản phẩm, cho họ giới thiệu sản phẩm của họ cùng lúc để tạo nên một làn sóng mạnh mẽ khiến người tiêu dùng tò mò về sản phẩm.

Gương mặt đại diện, đại sứ thương hiệu: Trong trường hợp này thì KOL vẫn là những người phù hợp hơn. Chọn đại sứ thương hiệu được công chúng thiện cảm và phù hợp với sản phẩm có thể giúp bạn đạt được hiệu quả marketing tốt nhất.

Thúc đẩy doanh số trong thời gian ngắn: Với các chiến dịch này thì hợp tác với KOC sẽ hiệu quả hơn. Từ các đánh giá chân thật của KOC, doanh số trên website, các sàn thương mại điện tử có thể tăng đáng kể nếu tạo được hiệu ứng tốt.

>> Có thể bạn quan tâm: SunDigi – Marketing cam kết doanh số tại TPHCM

Các bước xây dựng chiến lược KOC Marketing

koc là gì?

Để có được một chiến dịch hiệu quả gặt hái được các thành tích tốt thì sau đây mà các bước cơ bản để bạn tham khảo.

Bước 1: Xác định tệp khách hàng, đối tượng khách hàng tiềm năng

Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một chiến dịch nào. Điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm là xác định đối tượng mà bạn muốn nhắm đến là ai. Từ đây bạn mới có thể xây dựng một chiến dịch thật sự hiệu quả.

Bước 2: Tìm kiếm KOC phù hợp

Sau khi hoàn thành bước 1, hãy xem xem trong lĩnh vực của bạn có những KOC nào nổi trội. Hãy cân nhắc cả đối tượng khán giả của họ có phù hợp với phễu marketing của bạn hay là không. Như vậy những đánh giá và nhận xét của họ sẽ dễ tiếp cận khách hàng của bạn hơn.

Bước 3: Trao đổi với KOC

Sau khi đã tìm được KOC phù hợp, bạn có thể gửi lời mời để họ thử trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của họ một cách miễn phí. Bạn có thể giải thích chi tiết về sản phẩm, những ưu điểm mà sản phẩm bạn có.

Bước 4: Xây dựng nội dung thu hút

Để có một chiến dịch có độ phổ biến rộng rãi, nội dung mà bạn xây dựng có đủ hấp dẫn hay không là rất quan trọng. Bạn cần có nội dung mới mẻ, nổi bật ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ.

Bước 5: Theo dõi, đo lường hiệu quả 

Đây là bước quan trọng để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Từ đó bạn có thể tiếp tục nhân rộng mô hình hiệu quả. Hoặc có thể tìm ra lý do mà chiến dịch chưa đạt như kỳ vọng và có những giải pháp khắc phục.

Các tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả của KOC marketing

Dưới đây là các tiêu chuẩn bạn có thể dùng đánh giá hiệu quả KOC marketing.

Relevant – Độ hot

Chỉ số này dùng để đánh giá độ hot, độ phổ biến của các KOC trong những ngách khác nhau. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ phù hợp của KOC.

Với những KOC thích hợp với sản phẩm của hãng thì chỉ số này thường rơi vào từ 60 đến 70%.

Performance – Hiệu quả

Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch qua doanh số bán hàng. KOC càng bỏ ra nhiều công sức sẽ càng nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng.

Growth – Cải tiến

Ngoài các thông tin có sẵn về sản phẩm thì thương hiệu cần có những cải tiến, nâng cấp để có thể mang lại hiệu quả marketing tốt, tiếp cận được nhiều người theo dõi.

Sau đó hợp tác với các KOC có sức ảnh hưởng lớn thì hiệu quả đạt được sẽ càng tốt hơn.

Làm sao để trở thành một KOC?

koc là gì

Làm sao để trở thành một KOC?

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể trở thành một KOC thành công.

Xác định rõ điểm mạnh của bản thân: Để có thể nổi trội giữa rất nhiều KOC khác thì bạn cần có điểm đặc sắc của riêng mình. Nếu như những kiến thức, chia sẻ của bạn là cái ai cũng có thể làm được thì bạn không thể gây được sự chú ý.

  • Xác định đối tượng tiềm năng: Sau khi xác định xong thế mạnh thì cần nghiên cứu xem đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến là ai. Bạn hãy vẽ chân dung khách hàng càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như độ tuổi, tính cách, vấn đề của họ, thu nhập, sở thích,… Từ đó bạn có thể cho ra những content giá trị giải quyết được vấn đề mà họ cần.
  • Đầu tư phát triển bản thân: Để cho ra được các nội dung chất lượng thì bạn phải có sự đầu tư chỉn chu. Ngoài ra KOC còn cần nhiều kỹ năng như kiến thức marketing, cách tương tác người dùng, sự am hiểu các nền tảng,… Đây là những kỹ năng mà bạn cần trau dồi trong suốt quá trình trở thành KOC để có thể đi xa hơn.
  • Tạo social network chất lượng: Không ai có thể phủ nhận các mối quan hệ giá trị sẽ mang đến những cơ hội lớn. Đối với ngành KOC cũng vậy, việc giữ mối quan hệ với các đối tác, agency và những đồng nghiệp trong ngành sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn. Đó là cũng cách để bạn có thể tiếp xúc được với những tài nguyên chất lượng hơn nữa.

Những câu hỏi thường gặp về KOC

Dưới đây là những thắc mắc phổ biến xung quanh nghề nghiệp đặc biệt này.

Để trở thành KOC, bạn cần có bao nhiêu follower?

Thật ra câu hỏi này không có câu trả lời chính xác. Bởi điều quan trọng nhất là sự tin tưởng của cộng đồng dành cho bạn và điều này được thể hiện qua lượng theo dõi mà bạn có.

Dù ban đầu không có quá nhiều KOC thì không đồng nghĩa nội dung của bạn kém hiệu quả. Tất nhiên, lượng theo dõi càng cao thì độ uy tín của bạn cũng càng cao.

KOC kiếm thu nhập như thế nào?

Các KOC thường liên hệ với nhãn hàng trước để xin review về sản phẩm của hãng. Họ có thể được nhận sản phẩm miễn phí, nhận được tiền hoa hồng dựa vào số lượng sản phẩm.

Ngoài ra họ có thể kiếm tiền nhờ Youtube, tham gia sự kiện của hãng,…

KOL có thể kiếm thu nhập như KOL hay là không?

Tất nhiên là bạn hoàn toàn có thể. Bạn có thể đưa ra những đánh giá khách quan và giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã trải nghiệm thay vì chịu sự chi phối của thương hiệu như các KOL khác.

Bạn có thể gắn link affiliate các sàn thương mại điện tử để kiếm thu nhập.

>> Xem thêm: Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài – ALL IN ONE uy tín tại TPHCM

Mất bao lâu mới trở thành KOC?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự chất lượng của nội dung bạn tạo ra, cách bạn quảng bá nó và cả một chút may mắn nữa.

Chẳng hạn nếu video đầu tiên của bạn may mắn được TikTok đề xuất thì bạn sẽ có nhiều follower nhanh chóng hơn.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức xung quanh KOC. Hy vọng bài viết trên từ SunDigi có thể giúp bạn hiểu rõ KOC là gì, cách vận hành chiến dịch KOC marketing hiệu quả và cách để trở thành một KOC.

Có thể bạn cần