Đối với hội anh em mới nhập môn content hay anh em “Gạo cội” đang bí ý tưởng loay hoay không biết làm sao đổi mới nội dung thì hãy điểm ngay 8 cấu trúc content dưới đây để áp dụng nhé!
Cấu trúc content AIDA
Viết tắt của các thuật ngữ Attention – Interest – Desire – Action, đây là một gợi ý “quốc dân” cho dân content, bởi ai cũng mong muốn khơi gợi sự tò mò và thúc đẩy hành động của khách hàng.
Cấu trúc content này tập trung vào các yếu tố cụ thể như sau:
Sự chú ý – Attention
Duy trì sự quan tâm – Interest
Kích thích mong muốn – Desire
Hiện thực hóa mong muốn thành hành động mua hàng – Action
Cấu trúc 4A lặp lại hành động
Công thức viết bài có thể được hiểu như sau:
Aware – Nhận biết
Attitude – Thái độ
Act – Hành động
Act again – Lặp lại hành động
Việc kêu gọi hành động và lặp lại hành động là điểm nhấn của mô hình viết nội dung 4A.
Mô hình content 4C
Cấu trúc đầy đủ của mô hình 4C này chính là Clear – Concise – Compelling – Credible
Clear – rõ ràng
Concise – súc tích
Compelling – thuyết phục
Credible – đáng tin
Cấu trúc này là điển hình tập hợp các yếu tố cần và đủ cho bài content hay và chất lượng. 4C chính là giải pháp cứu cánh khi bí ý tưởng.
>> Có thể bạn quan tâm:
Duplicate Content – Kẻ Đánh Cắp Thứ Hạng SEO Và Cách Khắc Phục
Bí Quyết Chăm Page Hiệu Quả Dân Kinh Doanh Nên Nằm Lòng
Pixel Facebook là gì? Review A-Z thám tử tư của Facebook
Cấu trúc content 4P
4P là tập hợp của các yếu tố Picture – Promise – Prove – Push:
Picture – Hình ảnh
Promise – Lời hứa
Prove – Cung cấp
Push – Thúc đẩy
Đây được xem là công thức chung áp dụng cho các mẫu content bán hàng trên Fanpage hiện nay. Nội dung đánh vào lòng tin của khách hàng và thúc đẩy hành động!
Cấu trúc content dạng APP
Công thức content marketing “Bất diệt” bạn có thể dễ dàng áp dụng trong mọi dạng content sản phẩm, dịch vụ hay quảng bá thương hiệu.
Agree – Đồng ý
Promise – Hứa
Preview – Xem trước
Công thức content PAS
Với ưu điểm là tính ứng dụng cao, công thức content này khá ngắn gọn, đi trực tiếp vào vấn đề. Ví dụ như dạng nội dung Hỏi đáp Fanpage, blog, dạng bài PR, tin rao vặt…
Cấu trúc content này được thể hiện như sau:
Problem: Xác định vấn đề
Agitate: Khoét sâu vấn đề
Solve: Giải quyết vấn đề
Cấu trúc content FAB
Với cấu trúc content này, bạn sẽ dễ dàng hệ thống các thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải cho người đọc dưới dạng những câu chuyện cuốn hút mang tính thuyết phục cao.
Đồng thời bạn sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ về chức năng/ Công dụng/ Lợi ích của sản phẩm / Dịch vụ mà thương hiệu của bạn mang lại.
Các yếu tố quan trọng của cấu trúc content này bao gồm:
Features – Tính năng
Advantages – Ưu điểm
Benefits – Lợi ích
Cấu trúc triển khai content BAB
Đây được xem là cầu trúc triển khai nội dung theo dạng tính chất bắt cầu, thông qua công thức: Before – After – Bridge/ Trước đây – hiện tại – giải pháp (Phần nội dung bắt cầu đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn).
Content khó bí ý tưởng nếu có tuyệt chiêu, với 8 công cấu trúc content phổ biến được SunDigi đề cập trong bài viết bạn có thể thử sức với cách viết mới và nâng cấp tay nghề của mình! Theo dõi SunDigi để cập nhật thêm nhiều bài viết về chủ đề Marketing nhé!