Cấu Trúc Silo Là Gì? 5 Cách Xây Dựng Cấu Trúc Silo Hiệu Mới Nhất

Tác giả: sundigi1 Tháng tám, 2023

Xây dựng cấu trúc Silo là một trong những chủ đề quan trọng để có thể tối ưu onpage SEO. Vậy silo là gì? Làm sao để triển khai cấu trúc này hiệu quả? Hãy cùng SunDigi tìm hiểu qua bài viết sau!

Silo là gì?

Silo là gì? Silo là một cấu trúc website được dùng để phân chia thông tin trên website theo từng nhóm có cùng một chủ đề, cùng thể loại có liên quan chặt chẽ với nhau hoặc được nhóm lại với nhau dựa trên từ khóa.

Cấu trúc Silo giúp việc gom hoặc phân cấp các bài viết theo cụm chủ đề dễ dàng và tạo sự chuyên sâu cho nội dung. Người dùng có thể tìm được các bài viết liên quan đến chủ đề mình quan tâm trên cùng một trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Silo là gì

Silo là gì?

Sự khác nhau giữa cấu trúc silo và cấu trúc phẳng

Sự khác nhau giữa cấu trúc phẳng và cấu trúc silo là gì?

Một website thường sẽ được trình bày theo 2 cấu trúc chính: 

  • Cấu trúc phẳng (Flat structure)
  • Cấu trúc Silo

Cấu trúc phẳng là tất cả mọi trang trên website đó có thể được truy cập, chỉ với 1 cú nhấp chuột. Chẳng hạn như website cung cấp tin tức có chứa nhiều bài viết thì tất cả các bài viết đó đều được liên kết trực tiếp tới trang chủ.

>> Xem thêm: Phòng Marketing thuê ngoài – ALL IN ONE

Vậy, điểm khác nhau giữa cấu trúc phẳng và cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc Silo: thông tin được chia thành các phần riêng biệt gọi là silo và tách rời nhau. Mỗi silo sẽ tập trung vào một lĩnh vực hoặc chức năng cụ thể nào đó. Việc xây dựng các liên kết giữa các silo yêu cầu sự cẩn thận để đảm bảo các bài viết được liên kết chặt chẽ và hiệu quả.

Cấu trúc phẳng: khi áp dụng cấu trúc phẳng thì thông tin trên website không được chia thành nhóm mà được chia sẻ và truy cập chung trong toàn bộ trang web.

Nhược điểm của cấu trúc phẳng:

  • Trang chủ lộn xộn vì có quá nhiều trang con liên kết đến trang chủ. 
  • Việc tìm kiếm thông tin của người dùng cũng khó khăn và mất nhiều thời gian.

Chính vì vậy mà cấu trúc phẳng chỉ phù hợp với các website quy mô nhỏ, số lượng bài viết ít. 

Các loại cấu trúc Silo

Silo vật lý

Silo vật lý là một hình thức xây dựng cấu trúc website bằng việc phân loại, sắp xếp các thư mục URL như một thư viện nhỏ chứa sách theo từng chủ đề và từng khu vực để liên kết những nội dung có liên quan lại với nhau. 

Cấu trúc chung để xác định silo vật lý là: 

 Tên domain/silopage/sub-silopage.

Ví dụ 

https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Trang chủ: https://www.thegioididong.com

Silo page: https://www.thegioididong.com/dtdd/

Sub-silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Như vậy, cấu trúc Silo dạng vật lý có thể giúp việc xác định nội dung theo từng danh mục hay chủ đề bài viết đang đề cập dễ dàng hơn. Các đường dẫn trong Silo vật lý cũng giúp người dùng và Google hiểu được cách tổ chức nội dung trên website của bạn.

Silo là gì

Silo ảo 

Silo ảo là phương pháp tổ chức và nhóm các nội dung liên quan lại với nhau trên cùng trang website theo các chủ đề hoặc từ khóa liên quan nhau. Điều này giúp nội dung trên các trang trong cùng một silo sẽ được tối ưu hóa và tăng cường hiệu suất SEO.

Hiện nay, cách triển khai tối Silo ảo tối ưu nhất là dùng Content Pillar hay Topic Cluster. Những bài viết có nội dung hoặc chủ đề liên quan sẽ được liên kết với nhau thông qua liên kết nội bộ (Internal link). Tuy nhiên, một Internal Link dẫn một bài viết sang bài viết không cùng chủ đề thì không phải là silo ảo.

5 bước xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả

Các bước để xây dựng hiệu quả cấu trúc silo là gì? Dưới đây là các bước để bạn có thể xây dựng một website theo cấu trúc Silo dễ dàng hơn.

Bước 1: Xác định chủ đề cho website

Trước khi bắt đầu xây dựng cấu trúc Silo cho website, bạn nên xác định chủ đề mà website bạn hướng đến và đào sâu là gì, có được hệ thống từ khoá mở rộng và xác định rõ định hướng phát triển của website. Sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố trên thì việc xây dựng web theo cấu trúc Silo cũng nhanh chóng hơn.

Ở bước này bạn cũng cần lưu ý 2 yếu tố như sau:

– Domain: nên chọn tên miền phù hợp với mục đích của web hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn để Google dễ dàng nhận diện hơn. Bạn có thể tham khảo cách đặt tên miền theo những từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao để website có lượt truy cập tốt hơn.

– Tham khảo đối thủ: Bạn có thể dùng các công cụ chuyên dụng trong SEO để phân tích cấu trúc Silo của đối thủ cùng ngành. Từ đó bạn cũng có thể rút được những kinh nghiệm cho mình từ họ.

Bước 2: Bắt đầu xây dựng cấu trúc Silo

Google hay những công cụ tìm kiếm sẽ thu thập và đánh giá website của bạn dựa trên những nội dung bạn đã xuất bản cũng như hệ thống backlink.Chính vì vậy mà trong lúc xây dựng cấu trúc Silo, bạn nên lên kế hoạch cụ thể cho những nội dung có liên quan, xác định rõ nội dung chính và các bài viết bổ trợ cho thông tin chính đó.

Tùy theo quy mô, khả năng mà bạn có thể chọn một trong 2 dạng cấu trúc là Silo vật lý hay Silo ảo. Dù đứng riêng lẻ thì cả hai dạng Silo đều có thể phát huy được hiệu quả của mình. Tuy nhiên để có thể phát triển website một cách toàn diện và lâu dài thì tốt nhất là kết hợp cả hai dạng để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu như mong muốn.

>> Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Thiết Kế Website Chuyên nghiệp – Giá rẻ – Chuẩn SEO Tại SunDigi

Silo là gì

Các bước xây dựng cấu trúc silo là gì?

Bước 3: Sử dụng liên kết để tăng sức mạnh cho nội dung web

Sau khi xây dựng xong cấu trúc Silo, bạn cần xây dựng hệ thống liên kết để có thể tăng sức mạnh cho website của mình. Các liên kết cần quan tâm có thể kể đến như: Internal Link, Outbound Link, Inbound Link.

Internal Link (liên kết nội bộ): Đây là các link để liên kết những nội dung liên quan với nhau, các nội dung này phải dẫn dắt người đọc đến được đúng trang đích. Anchor text nên là từ khoá chính mà bạn muốn SEO.

Inbound Link: Đây là những liên kết được đặt trên những trang web bên ngoài và trỏ về website của bạn. Nó còn được gọi là backlink. Những liên kết được trỏ từ các trang web uy tín sẽ giúp thứ hạng từ khóa  tăng nhanh hơn rất nhiều.Ngoài ra thì trang web của bạn cũng được tăng sức mạnh, sự uy tín hơn rất nhiều.

Outbound Link: Outbound Link ngược lại với Inbound Link. Đây là những liên kết nằm trên trang web của bạn và trỏ sang các website khác có liên quan đến nội dung. Chẳng hạn như bài viết của bạn đề cập đến các công ty thiết kế web, bạn có thể tạo liên kết của 1 công ty làm website để tăng độ  tín nhiệm cho bài viết. Và nó cũng giúp cho Google thấy bạn không chỉ nhận backlink trỏ về mà web của bạn cũng có những link uy tín.

Bước 4: Triển khai nội dung liên quan cấu trúc Silo

Sau khi đã xây dựng xong cấu trúc Silo thì việc lên nội dung cũng như sắp xếp và quản lý nội dung cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên để có thể triển khai được các nội dung chất lượng bạn cũng nên tham khảo  website từ các đối thủ hay web nước ngoài. Hãy quan tâm đến số lượng các bài viết, chất lượng bài viết của họ để có thể xây dựng nên những bài viết chất lượng cho riêng mình.

>> Bài viết liên quan: Topic Cluster Là Gì? Lợi Ích, 7 Cách Triển Khai Chi Tiết, Hiệu Quả Nhất

Bước 5: Phát triển cấu trúc Silo

Đảm bảo rằng mỗi Silo Page đều đã hoàn thiện trước khi chuyển sang một Silo Page khác. Điều này sẽ giúp cấu trúc Silo bền vững và tối ưu hóa hơn rất nhiều.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Silo. Đây là một cấu trúc bạn cần quan tâm nếu muốn phát triển website một cách bài bản và chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này từ SunDigi đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi silo là gì và xây dựng website theo cấu trúc Silo một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Có thể bạn cần