Các Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Mà Doanh Nghiệp Cần Có

Tác giả: sundigi13 Tháng Tư, 2022

Các chiến lược marketing được xây dựng dựa trên các phương tiện chính là giải pháp để xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Những chiến lược này sẽ được thực hiện luân phiên nhau và cho các mục đích khác nhau. Hãy cùng SunDigi tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau nhé.

>>> Bạn có biết: Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Marketing?

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing chính là một bản kế hoạch hoàn chỉnh có từng bước cụ thể với mục đích tiếp thị sản phẩm và xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp

Một chiến lược marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung được các nguồn lực vào những cơ hội tốt nhất để tăng được doanh số bán hàng.

Tầm quan trọng của việc lập chiến lược marketing

Các chiến lược marketing

Tầm quan trọng của việc lập chiến lược marketing

  • Tăng được doanh số bán hàng: Chiến lược marketing sẽ giúp đẩy mạnh được quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra được lợi nhuận tốt nhất
  • Duy trình được sự phát triển doanh nghiệp: Một số chiến lược được đề xuất để hướng đến nhằm mục đích duy trì cơ cấu hoạt động và đi đến định hướng phát triển doanh nghiệp
  • Nghiên cứu khách hàng: Chiến lược marketing còn được xây dựng hướng tới mục đích nghiên cứu sở thích, hành vi của khách hàng. Nhằm đưa ra những phân tích để phát triển thị trường
  • Đáp ứng được nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu các chiến lược và thực hiện vượt xa nhu cầu của khách hàng. Nhằm xây dựng sự trung thành giữa khách hàng với thương hiệu
  • Củng cố được thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường sẽ giúp tăng giá trị của doanh nghiệp. Để đảm bảo khách hàng hướng tới mục tiêu trong thị trường
  • Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp sẽ được xây dựng thông qua hình ảnh của thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những hoạt động cần thiết với mục đích định vị được thương hiệu đối với khách hàng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Lợi ích của phòng marketing thuê ngoài

Một số thành phần trong chiến lược marketing

Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu chính là điểm đích mà các kế hoạch, hoạt động marketing phải hướng đến. Trước khi đề xuất một chiến lược nào đó thì doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường mục tiêu rõ ràng. Khi doanh nghiệp thực sự hiểu rõ được thị trường mục tiêu và các chiến lược thì sẽ có khả năng thành công hơn.

Nắm rõ được các yếu tố đó thì doanh nghiệp sẽ có động lực thúc đẩy, vượt qua những thách thức, rào cản trong việc mua hàng. Như vậy, chiến lược marketing sẽ được vận hành hiệu quả hơn, ít rủi ro và đạt tỉ lệ thành công cao.

Hoạt động kinh doanh

Bất kể doanh nghiệp khi kinh doanh về các sản phẩm, dịch vụ nào cũng luôn hướng đến các giải pháp tốt nhất dành cho khách hàng, Các chiến lược marketing sẽ hướng đến một bức tranh tổng thể nhằm tiếp cận, thay đổi nhận thức và thực hiện các giá trị sản phẩm doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.

Các chiến lược marketing

Một số thành phần trong chiến lược marketing

Định vị giá trị

Bất kể khi hoạt động trong lĩnh vực nào thì mỗi doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh. Một trong những mục đích của chiến lược này chính là giúp cho doanh nghiệp nổi bật hơn, có điểm khác biệt so với đổi thủ, khẳng định được giá trị và tầm ảnh hưởng trên thị trường

Mục tiêu

Doanh nghiệp cần được đảm bảo sự phù hợp giữa chiến lược tổng thể và các mục tiêu. Khi các yếu tố này được đảm bảo thì doanh nghiệp mới có thể xác định, tập trung vào các hoạt động cụ thể được, khi đó tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Tương tác

Các chiến lược tương tác chi tiết thông qua các kênh liên lạc với doanh nghiệp để sử dụng giao tiếp với thị trường mục tiêu. Các kênh liên lạc kể cả ngoại tuyến và trực tuyến. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật Mí Các Công Cụ Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các chiến lược marketing cơ bản hiệu quả nhất

Chiến lược phân khúc

Chiến lược phân khúc sẽ được chia làm 3 phân khúc thị trường đó là: khác biệt hóa, tập trung và đại trà.

  • Khác biệt hóa chính là chiến lược được vận hành ở mức phí cao, nhưng nói về hiệu quả, chiến lược thì sẽ thỏa mãn được nhu cầu cụ thể của từng phân khúc lựa chọn.
  • Tập trung chỉ một khách hàng được lựa chọn, để thực hiện các chiến lược trong phạm vi xác định. Các nghiên cứu này sẽ tập trung vào nhóm đối tượng duy nhất
  • Đại trà: Phân khúc này sẽ sử dụng chiến lược bao quát với mục đích tiếp cận được một lượng khách hàng lớn trên thị trường.
Các chiến lược marketing

Các chiến lược marketing cơ bản hiệu quả nhất

Chiến lược định vị thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu gồm có xác định sự nhìn nhận khách hàng, những đặc tính doanh nghiệp nhằm hướng tới việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng.

Marketing định vị này gồm có: 

  • Lợi ích sản phẩm đem lại cho khách hàng
  • Chất lượng, giá cả định vị chất lượng sản phẩm kèm với định giá khác nhau
  • Thuộc tính: định vị sản phẩm với thuộc tính đặc trưng
  • Ứng dụng: định vị trong cách ứng dụng sản phẩm theo một phương thức riêng biệt
  • Danh mục: xác định vị trí hàng đầu trên một lĩnh vực
  • Đối thủ cạnh tranh: So sánh các sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.

>>>Xem thêm thông tin: Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Chiến lược marketing sản phẩm

Chiến lược này được hình thành bởi các chiến lược marketing hỗn hợp hay còn gọi là 4P. Chính là những ảnh hưởng quan trọng nhằm đạt được mục đích thương mại mà doanh nghiệp phải hướng đến.

Chiến lược 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Đối với ngành du lịch thì chiến lược này sẽ là marketing 7P, sẽ có thêm: People (con người), Process (quy trình), Physical (cơ sở vật chất).

Bên cạnh những chiến lược này, các doanh nghiệp còn có thể áp dụng các chiến lược như: chiến lược marketing cạnh tranh, chiến lược marketing nội dung, chiến lược marketing trực tiếp, chiến lược marketing khách hàng thân thiết, chiến lược marketing kỹ thuật số.

Chiến lược marketing cạnh tranh

Chiến lược marketing cạnh tranh luôn tập trung vào các hoạt động nhằm cạnh tranh với đối thủ. Khi thực hiện chiến lược marketing cạnh tranh, cần xác định vị thế giữa doanh nghiệp và đối thủ để đưa ra kế hoạch phù hợp

  • Nếu doanh nghiệp vị thế trên đối thủ cạnh tranh, luôn đưa ra với mục đích duy trì vị trí.
  • Nếu doanh nghiệp vị thế dưới đối thủ cạnh tranh, hãy tập trung vào việc mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.

Trong vài trường hợp, các chiến lược cạnh tranh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi bắt đầu một chiến dịch, cần nghiên cứu về đối thủ, thị trường và cả khách hàng để được đảm bảo chiến lược thành công.

Chiến lược marketing kỹ thuật số

Với sự bùng nổ của kỹ thuật số, các chiến lược marketing cũng dần được phổ biến qua kênh marketing này.

  • Marketing được sử dụng để thu hút và chuyển đổi khách hàng cách tự nhiên, thông qua những giá trị về mặt nội dung.
  • Social media như một kênh bán hàng đầy tiềm năng, đẩy mạnh tương tác, kết nối với khách hàng.
  • Marketing kỹ thuật số giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp một cách dễ dàng, nhanh chóng cập nhật mọi tin tức, sự kiện của doanh nghiệp.

Khi sử dụng chiến lược marketing kỹ thuật số, doanh nghiệp cần có những hoạch kế hoạch rõ ràng về mục tiêu chủ yếu của chiến lược, linh động trong những phương án thực hiện để đảm bảo phù hợp nguồn ngân sách.

Một chiến lược marketing hiệu quả được đo lường bằng dựa vào đo lường doanh thu, lượng tiếp cận, lượt tương tác,…

Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Bước quan trọng nhất của chiến dịch đó là nghiên cứu đối tượng khách hàng. Công việc này được thực hiện bằng để tạo thói quen mua sản phẩm cho khách hàng và tiếp thị sản phẩm tới những đối tượng thực sự quan tâm.

Các chiến lược marketing

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

>>> Xem thêm thông tin: 7 chức năng của marketing mà bạn cần biết

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh để giúp doanh nghiệp của bạn có được những ý tưởng riêng biệt và thu hút khách hàng mua sản phẩm.

Việc bạn cần làm chính là tìm hiểu những việc họ làm và khảo sát trực tiếp khách hàng của đối thủ để biết được chiến lược mà họ sử dụng và nhiều điều khác.

Thiết lập mục tiêu SMART 

Bạn có thể tạo ra mục tiêu bằng mô hình SMART như sau để đảm bảo chiến lược marketing đang đi đúng hướng. 

Mục tiêu SMART bao gồm S-Specific (chi tiết), M-Measurable (đo lường số liệu), A-Attainable (khả năng thực hiện), R-Relevant (sứ mệnh) và T-Time frame (thời gian thực hiện). 

Các chiến lược marketing

Thiệt lập mục tiêu SMART

Lựa chọn kênh Marketing phù hợp

Hiện nay có khá nhiều kênh marketing mà bạn có thể lựa chọn sử dụng để triển khai như các kênh marketing online, phương tiện truyền thông tự xây dựng, phương tiện truyền thông lan truyền,… để có thể biến các đối tượng khách hàng tiềm năng trở thành khách mua sản phẩm của doanh nghiệp.

>>> Xem ngay: Chiến Dịch Marketing Hiệu Quả Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào?

Vậy là SunDigi đã điểm qua các chiến lược marketing phổ biến nhất mà các doanh nghiệp hiện nay đã và đang áp dụng. Một chiến lược marketing đúng đắn cần phải xem xét đến yếu tố thực tế cũng như ngân sách phù hợp. Hãy thật sáng suốt trong việc định hướng chiến lược cho doanh nghiệp của mình, bạn nhé!

Có thể bạn cần