Google Penguin là một trong những thuật toán quan trọng của Google, được thiết kế nhằm giám sát và xử lý các trang web vi phạm các quy định và hạn chế của Google về SEO. Google Penguin có khả năng phát hiện và trừng phạt các trang web gian lận và spam. Vậy Google Penguin là gì? Hãy cùng SunDigi tìm hiểu rõ hơn về Google Penguin trong bài viết dưới đây.
Google Penguin là gì?
Google Penguin là gì? Google Penguin hay còn được gọi là Google Penguin Algorithm, đây là một thuật toán quan trọng của Google nhằm chống lại các hành vi spam trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thuật toán này đã được tạo ra với mục đích ngăn chặn các hình thức spam backlink (Link Schemes) và nhồi nhét từ khóa (Keyword Stuffing) để tăng nhanh thứ hạng trang web của mình trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Google Penguin đã được ra mắt vào ngày 24/4 và đã mang đến những thay đổi đáng kể trong kết quả tìm kiếm của Google. Thuật toán này nhắm vào các hình thức spam như sắp đặt liên kết (Link schemes), liên kết trả tiền (Paid links), nhồi nhét từ khóa (Keyword stuffing) và các liên kết từ các trang web spam. Khi phát hiện các hành vi spam, Penguin sẽ tự động xử phạt trang web vi phạm bằng cách giảm thứ hạng của trang đó trên công cụ tìm kiếm.
Trước đây, Google Penguin sẽ phạt và giảm thứ hạng của toàn bộ trang web vi phạm. Tuy nhiên, từ bản cập nhật mới nhất của Google Penguin Real-time vào năm 2016, thuật toán này chỉ giảm thứ hạng của các trang (page) vi phạm quy định mà không ảnh hưởng đến toàn bộ trang web.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Phòng Marketing Thuê Ngoài – ALL IN ONE Uy Tín Tại TPHCM
Thuật toán Google Penguin nhắm đến đối tượng nào?
Trước năm 2012, liên kết được coi là yếu tố quan trọng trong thuật toán của Google và được coi là chỉ số đánh giá giá trị của một trang web. Tuy nhiên, việc sử dụng chiến thuật spam liên kết đã làm thay đổi quan điểm này. Do đó, thuật toán Google Penguin đã ra đời và chủ yếu nhắm đến các đối tượng như:
- Các trang web Link Farm chất lượng thấp, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và chỉ có mục đích để đặt liên kết hoặc bán liên kết.
- Liên kết được xây dựng bởi bot hoặc công cụ, không mang tính chất cho con người đọc được nội dung.
- Trang web có một lượng liên kết tăng đột biến, Google Penguin sẽ nhận định có sự can thiệp và thao túng.
- Các công ty viết các bài báo ngoại vi (off-site) và thông cáo báo chí với chất lượng đáng ngờ, chỉ để có liên kết mà không quan tâm đến việc cung cấp nội dung hữu ích cho người đọc.
- Website tham gia vào cc chương trình trao đổi liên kết đối ứng hoặc nhóm, mục đích chính là tạo liên kết không tự nhiên.
- Diễn đàn và blog uy tín bị ảnh hưởng chất lượng bởi những người bình luận chỉ quan tâm đến việc chèn liên kết về website của họ.
- Trang web thiết lập liên kết chân trang đến tất cả các trang nội bộ, mục đích là tạo nhiều liên kết nhưng lại gây cản trở trải nghiệm người dùng.
Thuật toán Penguin đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho công cụ tìm kiếm Google luôn mang lại những kết quả chất lượng và bảo vệ người dùng khỏi các trang web không đáng tin cậy.
>> Bài viết liên quan: Referral Traffic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Referral Traffic Đối Với Website
Những lần cập nhập của Google Penguin
Google Penguin đã trải qua nhiều phiên cập nhật và làm mới kể từ khi ra mắt vào năm 2012, cụ thể như sau:
Phiên bản Penguin 1.1 được ra mắt vào ngày 26 tháng 3 năm 2012
- Lần này không liên quan đến sự thay đổi thuật toán, mà tập trung vào việc làm mới dữ liệu bên trong. Đây là lần làm mới dữ liệu đầu tiên của Penguin.
Phiên bản Penguin 1.2 được phát hành vào ngày 5 tháng 10 năm 2012
- Đây cũng là lần làm mới dữ liệu và đã ảnh hưởng đến toàn bộ các truy vấn quốc tế. Theo Matt Cutts, Penguin 1.2 có tác động đáng kể đến khoảng 0,3% các truy vấn bằng tiếng Anh.
Phiên bản Penguin 2.0 được phát hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2013
- Đây là lần cập nhật thuật toán đầu tiên, giúp nâng cao hiệu suất và tác động đến kết quả tìm kiếm. Penguin 2.0 ảnh hưởng đến khoảng 2,3% các truy vấn tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Phiên bản làm việc đầu tiên của Penguin 2.0 là 2.1 cũng được phát hành vào ngày 24 tháng 10 cùng năm và đã tác động đến 1% các truy vấn thêm một lần nữa.
- Mặc dù không có lời giải thích chính thức từ Google, nhưng dữ liệu cho thấy phiên bản 2.1 có sự tiến bộ hơn. Penguin 2.1 tiến sâu vào trang web để thu thập thông tin và phân tích liên kết một cách kỹ lưỡng. Nó không bỏ quá cho bất kỳ liên kết spam nào.
Phiên bản Penguin 3.0 được phát hành vào ngày 17 tháng 10 năm 2014
- Mặc dù được xem là một phiên bản cập nhật nhưng thực tế đây là lần làm mới dữ liệu. Nó cho phép phục hồi các trang web bị ảnh hưởng bởi các phiên bản cập nhật trước đó, trong khi những trang web đã thoát khỏi sự kiểm soát của Penguin trước đó lại bị ảnh hưởng.
Phiên bản Penguin 4.0 được phát hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2016
- Sau hơn hai năm cập nhật và làm mới, đây là phiên bản cuối cùng của Penguin. Lần này, Google đã có cái nhìn toàn diện và chính xác về chức năng của thuật toán.
- Penguin 4.0 đánh giá các trang web và liên kết theo thời gian thực. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận thấy tác động ngay lập tức khi xây dựng liên kết hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục.
>> Có thể bạn quan tâm: Internal Link Là Gì? Cách Tạo Liên Kết Nội Bộ Cho Website
Mục đích ra đời của thuật toán Google Penguin
Mục đích của thuật toán Google Penguin là đối phó với các trang web chất lượng thấp. Nó được tạo ra như một phần của nỗ lực của Google để tiếp tục chiến đấu sau thành công của thuật toán Google Panda.
Google Penguin được coi là phản ứng của Google với vấn đề các trang web sử dụng black hat link building để chiếm ưu thế trong kết quả tìm kiếm và xếp hạng trang web.
Tại hội nghị SmX Advanced 2012, Matt Cutts của Google đã nói rằng: “Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp để xử lý nội dung chất lượng thấp. Đầu tiên, chúng tôi đã sử dụng thuật toán Google Panda. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng vẫn còn rất nhiều spam. Do đó, Penguin đã được phát triển để giải quyết vấn đề này.”
Mục tiêu của Google Penguin là khôi phục xếp hạng cho các trang web chất lượng cao và làm giảm hiệu quả của các kỹ thuật spam mũ đen.
Google Penguin hoạt động bằng cách hiểu và xử lý các loại liên kết trên trang web mà các webmaster đã xây dựng. Mục tiêu của nó là đảm bảo rằng các liên kết tự nhiên, có uy tín và liên quan sẽ nhận được đánh giá cao. Đồng thời, các liên kết spam sẽ bị hạ cấp.
Google Penguin chỉ xem xét và xử lý các liên kết đến của một trang web mà không quan tâm đến các liên kết đi ra từ trang web đó.
>> Xem thêm: Chỉ Số DA Và PA Là Gì? Tầm Quan Trọng Các Chỉ Số Này Trong SEO
Dấu hiệu nhận biết trang web đang bị Google Penguin phạt
Dưới đây là một số cách nhận biết website bị Google Penguin phạt:
Rớt hạng nhanh
Nếu trang web của bạn đang đứng trong top 10 cho một từ khóa nhất định và bất ngờ mất hạng về sau khỏi top 100 thì có khả năng cao là trang web của bạn bị phạt bởi Google Penguin hoặc Google Sandbox.
Dù ban đầu bạn có thể cho rằng đó là do sự dao động bình thường của Google, nhưng nếu tình trạng mất hạng kéo dài trong một thời gian thì khả năng đang bị phạt rất là cao.
Càng đi link thì thứ hạng từ khóa càng giảm
Nếu bạn tiến hành SEO đẩy link nhưng thứ hạng từ khóa lại giảm và việc tăng cường liên kết không mang lại kết quả khả quan thì có thể liên kết của bạn đang bị xem là liên kết không tự nhiên và đã bị phạt bởi Google Penguin.
Từ khóa bị kẹt một chỗ không lên
Nếu bạn đã thực hiện các công việc SEO một cách chuẩn chỉnh nhưng từ khóa của bạn không thay đổi vị trí thứ hạng trong một thời gian dài. Ngay cả khi bạn tạo bài viết với từ khóa có độ cạnh tranh thấp, trang web vẫn không thể lên top. Điều này cho thấy trang web của bạn có thể đang bị Google Penguin phạt over optimize hoặc đang gặp tình trạng keyword cannibalization, nghĩa là các bài viết trong website đang tự cạnh tranh với nhau và làm giảm hiệu quả của nhau.
Trang web bị mất từ khóa và Index
Trang web của bạn có nhiều từ khóa và đứng top trong một khoảng thời gian nhất định nhưng bất ngờ mất các từ khóa đó và lưu lượng truy cập giảm đáng kể. Một số trang web còn có thể không được hiển thị trên Google. Đây chính là dấu hiệu cho thấy trang web của bạn có thể bị phạt bởi Google Penguin và hình phạt nặng nhất chính là noindex, nghĩa là trang web của bạn không được hiển thị trên Google.
Cách xác định vấn đề và cách khắc phục khi website bị Google Penguin phạt
Để xác định vấn đề và khắc phục tình trạng bị Google Penguin, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Cách xác định vấn đề
Mặc dù có thể phát hiện sự xuất hiện của Penguin từ bên ngoài, tuy nhiên bạn vẫn cần kiểm tra các vấn đề trên trang web của mình. Các vấn đề phổ biến bao gồm nội dung thiếu, việc sử dụng quá nhiều từ khóa, liên kết từ các trang không liên quan, spam liên kết và sử dụng các hành vi thao túng,…
Bạn có thể lấy danh sách liên kết trang web của mình thông qua công cụ tìm kiếm của Google. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với việc sử dụng công cụ như Ahrefs, Bing hoặc SEMrush,… để có kết quả tốt hơn.
Cách khắc phục
Disavow
Sau khi bạn đã có danh sách liên kết, tiếp theo bạn cần từ chối những liên kết có thể dẫn đến Penguin. Bạn có thể sử dụng công cụ của Google để thông báo cho họ biết bạn muốn Disavow những liên kết nào. Ngoài việc từ chối các liên kết riêng lẻ thì bạn cũng có thể từ chối tên miền và miền phụ.
Remove Link hỏng
Mặc dù Google cho biết để khắc phục lỗi thuật toán Google Penguin, chỉ cần từ chối các liên kết là đủ, tuy nhiên bạn nên thực hiện loại bỏ tất cả các liên kết hỏng này. Trong trường hợp bị phạt thủ công, người dùng nên liên hệ để tiến hành xóa các liên kết trước khi gỡ bỏ hình phạt.
Audit lỗi trong Google Search Console
Khi bị áp dụng hình phạt thủ công thì người dùng chỉ có thể yêu cầu xem xét lại từ Google. Các hoạt động thủ công này sẽ được hiển thị đầy đủ trong công cụ Google Search Console.
Trong quá trình này, bạn cần cho Google biết về các nỗ lực bạn đã thực hiện để có thể khắc phục các sự cố của mình. Ví dụ, việc xóa các liên kết thay vì từ chối chúng, sau đó yêu cầu xem xét lại.
Xây dựng Link Building chất lượng
Cách tốt nhất để giúp website phục hồi sau khi bị Google Penguin phạt là xây dựng các liên kết chất lượng. Google sẽ đánh giá tất cả các liên kết, do đó người dùng cần tăng cường số lượng liên kết chất lượng. Điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ liên kết xấu trên website một cách hiệu quả.
Vô hiệu hóa tất cả các chuyển hướng (redirect) kém chất lượng đến website
Nhiều người dùng có quan niệm rằng chuyển sang một trang web mới có thể tránh được hình phạt. Tuy nhiên, việc này không đơn giản như vậy, vì hình phạt có thể truyền từ tên miền này sang tên miền khác.
Khi tiến hành thay đổi tên miền, người dùng cần thực hiện chuyển hướng phù hợp và làm sạch danh sách NAP (tên, địa chỉ, số điện thoại). Đây là cách nhanh nhất để có thể thoát khỏi hình phạt nếu thuật toán Google Penguin không có bản cập nhật nào mới. Tuy nhiên, nếu thuật toán được liên tục cập nhật, bạn không cần chuyển sang một tên miền mới.
Tránh việc sử dụng SEO Blackhat
SEO Blackhat là một hành vi cố ý cố gắng làm giảm thứ hạng của trang web bằng cách khiến chúng vi phạm các quy định của công cụ tìm kiếm và khiến chúng bị phạt. Một số đối thủ có thể thực hiện các hành động này bằng cách tạo nhiều liên kết đến trang web của bạn để kích hoạt hình phạt Google Penguin.
Nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công như vậy, hãy báo cáo với Google. Google sẽ xem xét xem liệu trang web của bạn có bị tấn công SEO Blackhat hay không và sẽ cố gắng bảo vệ trang web của bạn. Nếu bạn có một hồ sơ liên kết mạnh thì bạn có thể từ chối những liên kết này. Điều này giúp trang web của bạn không bị phạt và có thứ hạng cao hơn.
Trên đây là bài viết của SunDigi đã giúp bạn giải đáp Google Penguin là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tránh được việc trang web của mình bị Google Penguin phạt.